Ngừng đàm phán để ném bom Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972

Thượng nghị sĩ Edmund Muskie, người khởi xướng việc phản đối Nixon ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1972

Mọi việc sẽ diễn dúng như trình tự mà hai bên đã thỏa thuận nếu không có những điều mà cả hai bên đã lường trước nhưng không thể và không muốn giải quyết ngay. Đó là phản ứng của Nguyễn Văn Thiệu. Ông ta đã diễn lại màn kịch với Lyndon B. Johnson bốn năm trước bằng việc phản đối Hoa Kỳ nói chuyện với VNDCCH, phản đối việc chấm dứt ném bom miền Bắc và phản đối giải pháp quân sự. Ông ta còn cho rằng nếu Hoa Kỳ ở lại thêm một thời gian nữa thì: "Hà Nội có thể phải đầu hàng vô điều kiện".[5] Ngày 4 tháng 10, khi tiếp tướng Alexander Haige, đại diện của Nixon, Nguyễn Văn Thiệu đã chống lại tất cả các đề nghị cũng như bác bỏ tất cả các phản đề nghị của Hoa Kỳ. Khi Kissinger đến Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu từ chối thảo luận nội dung dự thảo hiệp định. Nixon đã phải gửi thông điệp cho ông ta nói rõ rằng Hoa kỳ không có giải pháp nào hợp lý hơn là chấp nhận hiệp định đó.[70] Mặc dù Kissinger đã thay mặt Nixon bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ tuyệt đối ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu trong những ngày tới nhưng trong buổi làm việc với Trần Văn Lắm (Ngoại trưởng VNCH), ông Lắm đã yêu cầu sửa đổi 23 điểm quan trọng trong dự thảo hiệp định; lặp lại đề nghị xoá bỏ Chính phủ cách mạng lâm thời, đòi miền Bắc rút quân và đòi miền Nam độc lập với miền Bắc... Ngày 22 tháng 10, Kissinger thú nhận: "Chúng tôi đã trở thành tù binh cho lịch công tác mà chúng tôi đã đề ra";[5] còn Nixon thì gửi ngay một giác thư cho Nguyễn Văn Thiệu có đoạn: "Quyết định của ông sẽ có hậu quả nghiêm trọng đến khả năng duy trì sự ủng hộ của tôi cho ông và cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa".[70]. Ngày 23 tháng 10, Kissinger huỷ bỏ chuyến đi ra Hà Nội và việc ký tắt đương nhiên không thành. Không còn cách nào khác, phía VNDCCH công khai hoá về tình hình gặp riêng hai bên và công bố bản dự thảo hiệp định đã thỏa thuận nhưng chưa ký được.[6].

Dư luận quốc tế phản ứng với phía Hoa Kỳ. Hãng UPI cho rằng Việt Nam đã đưa quả bóng sang sân của Hoa Kỳ. Hãng tin Pháp AFP nhận xét: Nixon đã bị dồn vào chân tường và buộc phải lựa chọn, hoặc ký sớm hiệp định, bỏ rơi Thiệu, hoặc tiếp tục chiến tranh. Các nhân vật đối lập trong Quốc hội Hoa Kỳ đòi Nixon phải có trách nhiệm ký hiệp định sớm, không thể để Thiệu muốn làm gì thì làm và họ cho rằng Nguyễn Văn Thiệu đang thách thức lòng tự trọng của người Mỹ.[88] Liên Xô tuyên bố ủng hộ Việt Nam một trăm phần trăm, còn Trung Quốc cũng yêu cầu Hoa Kỳ phải tôn trọng những gì đã thỏa thuận với Việt Nam.[6].

Ngày 4 tháng 11, Nixon trúng cử tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ 38. Ngày 20 tháng 11, hai bên tiếp tục gặp gặp nhau tại Paris để thương lượng lại. Cuộc gặp này là một bước thụt lùi lớn so với trước đó một tháng vì Kissinger đòi sửa lại hầu hết các chương của dự thảo hiệp định, lật lại vấn đề quân miền Bắc rút khỏi miền Nam, không công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời, không công nhận hiện trạng hai chính quyền, hai quân đội, hai địa bàn ở miền Nam, đề nghị bàn thảo lại vấn đề thả tù binh và tù chính trị.v.v... Sau này, chính Kissinger cũng thừa nhận đó là một sai lầm nặng nề về chiến thuật; rằng tác dụng bài phát biểu của ông ta đã thành con số không ngay khi đề cập đến việc sửa đổi 69 điểm do phía Sài Gòn yêu cầu[5]. Sau khi phía Việt Nam tiếp tục có một số nhượng bộ nhưng không phải là nhượng bộ về nguyên tắc, hai bên lại tiếp tục thỏa thuận một lịch trình ký kết vào trung tuần tháng 12. Nhưng cũng như tất cả các lịch trình trong tháng 10, lịch này cũng không được thực hiện do phía Hoa Kỳ không đi vào thực chất vấn đề. Các cuộc gặp ngày 25 tháng 11, ngày 4 tháng 12 và 13 tháng 12 liên tục bế tắc không chỉ do Kissinger vẫn cho rằng chưa đạt yêu cầu của phía Hoa Kỳ mà còn do sự tranh cãi về chữ nghĩa của các chuyên viên hai bên khi rà soát văn bản. Ngày 14, hai bên hoãn họp để về xin ý kiến chính phủ của mình.[6] Đến đây đàm phán lùi lại phía sau và Nixon dùng B-52 để "nói chuyện" với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị Thành Đô Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972 http://www.history.com/this-day-in-history/u-s-sou... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nhun... http://baophapluat.vn/an-ninh-quoc-phong/su-kien-v... http://baophapluat.vn/phap-luat-4-phuong/nguyen-va... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tha... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14969902-.... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bi-mat-ve-chiec-ban...